Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

LƯU THIẾU KỲ& ÂN OÁN TRUNG NAM HẢI-5

5. HỢP ĐỒNG
            Năm 1954, Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai đã từng đạt tới một “hợp đồng”, bắt tay nhau trừ gọn vị tướng yêu của Mao Trạch Đông là Cao Cương. Lúc bấy giờ Trung Quốc đang chuẩn bị triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 1, đại hội Đảng lần thứ 8, đây là những ngày tháng rất nhạy cảm mà cả nước đang trông chờ một cuộc phân phối quyền lực, có thể nói là rất quan trọng kể từ năm 1949, năm thành lập nền cộng hòa nhân dân. Cao Cương, hay còn gọi là “Vua Đông Bắc”, được Mao bật đè xanh tìm cách chống lại Chu Ân Lai, nếu thành công thì theo lời hứa Cao sẽ thay Chu nhận lãnh chức vụ thủ tướng, còn Chu như một “bình hoa”làm Chủ tịch mặt trận đoàn kết toàn dân.
            Cao Cương là người sáng lập khu căn cứ Thiểm Bắc, “đồng tác giả” với ông còn có Lưu Chí Đan, người đã hy sinh trong những năm kháng chiến chống Nhật. Mùa thu năm 1935, Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông, Chu Đức lãnh đạo hồng quân thực hiện cuộc vạn lý trường chinh, cuối cùng đến Thiểm Bắc thì dừng lại và đứng chân vững vàng. Thời ấy ở Diên An người ta đồn đại một luận điểm “Thiểm Bắc cứu Trung ương”. Cao Cương hô hào “Quân đảng luận” vì theo Cao, ĐCS Trung Quốc có lực lượng vũ trang Hồng quân nên mới phát triển lớn mạnh và Mao Trạch Đông đã nêu lên nguyên lý trứ danh “họng súng đẻ ra chính quyền”. Lưu Thiếu Kỳ, người đại diện cho mặt trận hoạt động bí mật và phong trào công nhân ở các khu trắng, tất nhiên không thể tán thành “quân đảng luận” của Cao, một quan điểm làm đảo lộn quan hệ giữa Đảng và quân đội. Với khẩu hiệu “lấy súng chỉ huy Đảng”, Cao đã vi phạm nguyên tắc “Đảng chỉ huy súng”, Thực chất của “quân đảng luận” là chống lại Lưu Thiếu Kỳ. Vì vậy lúc Cao Cương thách thức Chu Ân Lai thì Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình đều đứng về phía Chu Ân Lai. Cao Cương cũng không biết lượng sức mình, trong một lần hội nghị Bộ Chính trị, luận điểm sai lầm của ông đã bị các đồng chí phê bình kịch liệt, Cao ngang nhiên rút súng định tự sát. Hành động hung hãn ấy càng khiến mọi người bất bình, đại đa số ủy viên Bộ Chính trị đã bất chấp cả “ý   chí” của Mao, kiến quyết xử lý Cao. Mao Trạch Đông vô kế khả thi, đành buông tay bỏ cuộc, lấy cớ dưỡng bệnh về miền Nam trú đông, không tham dự hội nghị toàn thể Trung ương kỷ luật “Liên minh chống Đảng Cao Cương-Nhiêu Thấu Thạch”. Lưu Thiếu Kỳ chủ trì hội nghị, Đặng Tiểu Bình, tổ trưởng chuyên án, đọc báo cáo về sai lầm của Cao-Nhiêu và quyết định khai trừ Đảng tịch hai người, giao cho luật pháp hành tội. Cao Cương vào nhà đá, cuối cùng đã tự sát.
            Sau vụ Cao-Nhiêu, cả Lưu Thiếu Kỳ lẫn Chu Ân Lai đều củng cố được thế lực của mình. Lưu Thiếu Kỳ đưa tướng tài, từng một thời dưới quyền ở Cục Hoa Bắc là An Tử Văn thay thế Nhiêu Thấu Thạch đảm nhận chức vụ Trưởng ban tổ chức Trung ương, nắm quyền lớn về nhân sự trong toàn Đảng. Còn Chu Ân Lai điều Trần Nghị-Thị trưởng Thưởng Hải-lên Bắc Kinh làm Phó Thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Ngoại trưởng, thực sự trở thành cánh tay đắc lực cho Chu ở Trung Nam Hải.
            Tháng 9-1945, tại Đại hội đải biểu nhân dân toàn quốc khóa 1, Mao Trạch Đông được bầu là CHủ tịch nước, Chu Đức-Phó Chủ tịch nước, Lưu Thiếu Kỳ ủy viên trưởng (chủ tịch quốc hội), Chu Ân Lai vẫn là Thủ tướng nhưng kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch mặt trận. Thanh thế Lưu Thiếu Kỳ ngày một nâng cao, ngoài chủ trì công tác thường nhật của Trung ương nay ông phải đứng đầu cơ quan lập pháp tối cao, lại kiêm nhiệm cả mặt trận nông nghiệp. Từ năm 1955, Mao Trạch Đông vội vàng cưỡng chế thúc đẩy phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa ở thành phố cũng như nông thôn, ông quyết tâm tiêu diệt kinh tế cá thể ở bất kỳ một hộ nông dân nào và thu hồi quyền sở hữu đất đai của họ, thành lập hợp tác xã cao cấp nửa xã hội chủ nghĩa, công việc này giao cho Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tử Khôi thực hiện. Lưu và Đặng đầu óc tỉnh táo hơn, họ cho rằng tập thể hóa, sản xuất lớn, ăn chung nồi thì tình hình nông thôn nhất định sẽ hỗn loạn, vì vậy hai người chủ trương “hãm xe” đội nước lạnh lên phong trào, giải tán 20 vạn hợp tác xã nông nghiệp. Chắc chắn Lưu Thiếu Kỳ phải báo cáo tình hình này với Mao Trạch Đông mới dám hành động như vậy. Một năm sau tại đại hội Đảng, cụm từ “tư tưởng Mao Trạch Đông” bị đưa ra khỏi điều lệ. Mao bắt đầu bất mãn với Lưu, lúc nào có hội nghị ông đều chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tử Khôi là loại “đàn bà bó chân” trên mặt trận nông nghiệp, hữu khuynh hủy bỏ 20 vạn nông nghiệp xã.
            Ở thành phố, Mao giao nhiệm vụ cho Chu Ân Lai và Trần Vân phụ trách phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa, Chu chấp hành lệnh Mao rất nghiêm chỉnh, quốc hữu hóa tất cả nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ, hiệu buôn, cửa hàng... của tư sản vào “công tư hợp doanh”, sau một đêm, tư doanh biến thành công doanh, nhà tư bản biến thành công nhân. Bao nhiêu thành phố, thị trấn căng đèn kết hoa, cờ dong trống mở chúc mừng cải tạo xã hội hcur nghĩa thành công tốt đẹp. Chu lập công lớn với Mao, nhưng vẫn không làm cho Mao thay đổi lòng nghi ngờ Chu.
            Thời gian năm 1956, ngoài giải tán các nông nghiệp xã, Lưu Thiều Kỳ còn làm hai việc khiến Mao nổi giận. Thứ nhất, sửa đổi điều lệ Đảng, hủy bỏ câu “lấy tư tưởng Mao Trạch Đong làm tư tưởng chỉ đạo trong toàn Đảng”. Khi thảo luận vẫn đề này, đại đa số tán thành. Chu Đức, Trần Vân phát biểu: Có thể nghiên cứu. Chu Ân Lai im lặng. Mấu chốt vẫn là Lưu Thiếu Kỳ, ông nói, đầu tiên cũng do ông đề xuất “lấy tư tưởng Mao Trạch Đông” và đưa vào điều lệ, nhưng nay cần nhấn mạnh lãnh đạo tập thể, chống sùng bái cá nhân, nên ông phải tôn trọng ý kiến đa số. Mùa thu năm 1956, Chu Ân Lai và Trần Vân dẫn đầu đoàn đại biểu sanh Liên Xô và học tập kinh nghiệm. Trở về nước, Chu, Trần báo cáo kết quả chuyến đi trước hội nghị Bộ Chính trị do lưu Thiếu Kỳ chủ trì. Sau đó, “Nhân dân nhật báo” số ra ngày 1-1-1957 đăng bài xã luận nhấn mạnh chống tả khuynh, chống mạo hiểm. Bài xã luận này cũng do Lưu Thiếu Kỳ phê duyệt, nhưng điều làm cho Mao bực dọc là dựa trên tinh thần của hội nghị Bộ Chính trị, Lưu-Chu đã hợp tác rất ăn ý nhằm đề phòng bầu không khí cuồng nhiệt mà phong trào “Đại nhảy vọt”-tác phẩm do Mao sáng tác-gây nên, hạn chế hậu quả của tả khuynh và mạo hiểm.

            “Liên minh” Lưu-Chu, liên minh giữa hai con người, một bên là nhà thực dụng, một bên là nhà trị quốc khiến Mao không hào hứng, bởi nó đã phá đi cái thế “ngọa sơn quan hổ đấu” của ông, Mao muốn hai người lục đục để ông phán xử, nâng cao ủy phong của mìn. Nhưng nay, Lưu-Chu đã hợp tác vào buộc Mao phải suy nghĩ lại thế cờ. Sau đó, một phong trào chống hữu khuynh ập xuống đất Thần Châu, Mao Trạch Đông phản công. Ấy là vào mùa hè năm 1957 đáng nhớ.
                                                 ( Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét