Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

LƯU THIẾU KỲ & ÂN OÁN TRUNG NAM HẢI-4

4. GIA PHONG PHONG TRẠCH VIÊN
            Từ năm 1949 đến trước cách mạng Văn hóa 1966, Mao Trạch Đông đã khá thành công trong việc hình thành một “không khí gia đình” hay còn gọi là “phong cách đại gia trưởng” ở Trung Nam Hải. Mao quen với nơi ở của mình – Cúc Hương The thất trong Trung Nam Hải, sau mỗi lần hội nghị thường vụ Bộ Chính trị, Mao thường mời các ủy viên ở lại đây dùng cơm. Ban thường vụ bao gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và tổng bí thư, ấy là Mao, Lưu, Chu, Trần, Đặng (1) (năm 1958 thâm Lâm Bưu, năm 1960 mở rộng cả Bành Đức Hoài cũng tham dự). Như vậy, dù trong hội nghị có điều gì tranh luận, phần kỳ chưa nhất trí thì đến bữa ăn mọi người vẫn phải nâng ly chúc rượu nhau, nói nói cười cười  vui vẻ và nhiều lúc vấn đề vì thế mà được giải quyết. Những vấn đề phiền muộn của gia đình riêng, thể như Giang Thanh làm nũng khóc lóc, người vợ trước Hà Tử Trân đột ngột từ Nga trở về, con trai hy sinh ở mặt trận Triều Tiên, con dâu đi bước nữa, Mao Ngạn Thanh mắc bệnh thần kinh nhưng vẫn đòi lấy vợ... Mao Trạch Đông thường nhờ các bạn đồng sự trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị tham gia ý kiến hay nói đúng hơn là giúp đỡ giải quyết. Việc nhà của Mao đã trở thành quốc gia địa sự và “Trung ương ngũ lão”, năm vị cao niên nhất là Đổng Tất Vũ, Từ Đặc Lập, Tạ Giác Tai, Lâm Bá Cừ thường được mời tham gia hội đồng hòa giải rất hữu hiệu, và cũng thường kết thúc với một bữa cơm đoàn tụ đông vui chủ khách.
            Tổ chức “gia yến” như vậy để chiêu đãi các vị ủy viên Bộ Chính trị là “sáng kiến” chứng tỏ quyền lực tối thượng của Mao ở Trung Nam Hải, nói theo ngôn ngữ vua tôi là “tư yến”, người dự tiệc cảm thấy vinh dự như được bề trên ban thưởng ân sủng vậy. Vả lại cũng chưa từng nghe Lưu Thiếu Kỳ ở Phúc Lộc Cư, Chu Đức ở Hải Yến Đường hay Chu Ân Lai ở Tây Hoa Sảnh mời cơm Mao Trạch Đông bao giờ, nói chi tới Trần Vân, Lâm Bưu, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân càng không đủ tư cách mở “gia yến”.
            Nếu luận về cuộc sống gia đình của các vị lãnh đạo cấp cao thì Mao thuộc loại “bất hòa”, Hạ Tử Trần từ Nga về nước, nhưng bà không được phép cư trú ở Bắc Kinh, quan hệ giữa Mao và người vợ trước này bị gián đoạn, cách chia, lại thêm bà vợ bé Giang Thanh luôn luôn nhiễu sự, tranh cãi, làm nũng, khóc lóc, khiến Mao phiền muộn, trong nhà thường ồn ào. Mao Trạch Đông ngán ngẩm Giang Thanh nên cuối năm 1953 ông dứt khoát ly thân với bà, ông cho Giang Thanh ra ở riêng tại “Tĩnh Viên” phía Tây bắc nằm ngoài Phong Trạch Viên. “Tĩnh viên” là nơi trước đây Từ Hy Thái Hậu thường giam cầm hoàng thượng Quang Tự, người đàn bà thép này của Trung Hoa đã cho hai sủng phi cùng vui vầy với ông vui trẻ. “Tĩnh viên” có núi giả rừng cây, hoa lá muôn màu, nhưng vẫn không vơi đi nỗi cô tịch trong lòng Giang Thanh, bởi bà bị thất sủng, bởi Mao đã nói những lời độc địa, rằng cả đời tôi, tôi chẳng thèm ngó đến người đàn bà ấy nữa và bởi Mao đề xuất với Bộ Chính trị xin ly hôn với Giang Thanh. Nhưng vì sự việc có liên quan tới hình tượng của lãnh tụ, nên Bộ Chính trị đã không chấp thuận để Mao bỏ vợ. Chu Ân Lai là người đứng ra hòa giải mối quan hệ Mao-Giang, nhiều lần thuyết phục Giang Thanh hãy xin lỗi Chủ tịch, nhận lỗi và mong Chủ tịch bớt cơn thịnh nộ. Chu nói, Chủ tịch mang bản chất thi nhân, người ưa cái đẹp của nữ nhi trẻ khỏe và mỹ miều, chỉ vậy thôi, cho nên vì đại cục, vì lợi ích của toàn Đảng và cả nước, chị chỉ cần thủ phận phu nhân là đủ lắm rồi. Nghe Chu khuyên giải, Giang Thanh không thể không thuần phục, nhưng Mao vẫn giữ trái tim băng giá với “nàng”. Hai lần đi thăm Liên Xô và sau này mỗi năm tuần thú một vòng đông tây nam bắc khắp chốn Thần Châu, Mao đều không cho Giang Thanh tháp tùng với vai vế Chủ tịch phu nhân.
            Hồi ấy, Trung Nam Hải có 5 đôi vợ chồng hòa mục, hạnh phúc, con cái vui vầy, ấy là Lưu Thiếu Kỳ-Vương Quang Mỹ, Chu Đức-Khang Khắc Thanh, Chu Ân Lai-Đặng Dĩnh Siêu (vợ chồng Chu-Đặng tuy không có con riêng, nhưng đã nhận nhiều cô nhi liệt sĩ làm con nuôi), Trần Vân-Trương Phổ Xuân, Đặng Tiểu Bình-Trác Lâm, trong đó Lưu-Vương là đôi “quán quân” khiến mọi người thực sự trầm tồ, ngưỡng mộ và mong ước. Vương là đời vợ thứ năm của Lưu, nhỏ hơn chồng những 23 tuổi, nhưng diện mạo phúc hậu, có học vấn, trọng lễ nghĩa, biết thủ phận, chăm nom chồng chu đáo, quả là bậc hiền nội hiếm có. Bốn đời vợ trước của Lưu để lại cho ông 5 đứa con, thêm 4 đứa với Lưu nữa là 9, tất cả đều do Quang Mỹ nuôi dạy và họ đều cảm nhận như có chung một mẹ. Vương Quang Mỹ là vợ Lưu, nhưng bàn còn đảm nhiệm chức phận thư ký, hộ lý và “một nửa” bác sỹ cho ông.

            Người Trung Nam Hải xì xào, Mao có đại phúc tướng, nhưng chỉ diễm phúc mà thiếu thê phúc, còn Lưu thì khổ tướng, mệnh cực nhưng lại được bù đắp bời đường vợ con. Mỗi lần gặp Vương Quang Mỹ, Mao thường nói, Quang Mỹ à, cô với Thiếu Kỳ thật xứng đôi, thật như hình với bóng. Còn Giang Thanh, người lãnh lẽo nơi “Tĩnh Viên” thì vô cùng ngứa mắt khi nhìn thấy vợ chồng Lưu-Vương cứ “kè kè” bên nhau và đem lòng ghen ghét, nghiến răng tự nhủ, rằng có dịp sẽ “trả thù”.
                    (Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét