Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

LƯU THIẾU KỲ & ÂN OÁN TRUNG NAM HAI-2

2. ĐÁ MÓNG KHÔNG THẲNG
            Mùa thu năm 1945, cuộc kháng chiến chống Nhật kết thúc thắng lợi, được người Mỹ làm môi giới, Mao Trạch Đông cùng Chu Ân Lai, Lâm Bưu, Lâm Bá Cư đi Trùng Khánh đàm phán với Tưởng Giới Thạch nhằm thực hiện Quốc-Cộng hợp tác, thảo luận việc triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc, tiến tới thành lập chính phủ liên hợp. Để đề phòng bất trắc, trước khi rời Diên An, Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố Lưu Thiếu Kỳ thay mặt ông đảm nhận lãnh đạo Đảng, chính, quân, nếu không may ở Trùng Khánh Mao gặp nạn thì Lưu sẽ là người lãnh đạo tối cao của toàn Đảng, toàn quân.
            Mao Trạch Đông lưu lại tại Trùng Khánh 50 ngày, chẳng những không có điều gì bất trắc hay tai nạn xảy ra, mà ông còn đủ thời gian để du sơn du thủy. Mao và Tưởng nói chuyện với nhau khá vui vẻ, Tưởng đã cho chuyên cơ đến Diên An đón Giang Thanh về Trùng KHánh và tổ chức hôn lễ cho hai người. Tại tiệc rượu thành hôn hôm đó, trước mặt Tưởng, Mai nâng cốc và hô vang “Tưởng ủy viên trưởng vạn tuế”.
            Đương nhiên là Mao Trạch Đông không bao giờ quên mộng đế vương. Mao sử dụng bài từ Hồ Kiều Mộc tặng Lưu Thiếu Kỳ, rồi cuối cùng Lưu dâng lên cho mình. Ông ngoaisy bút bài từ đó và gửi cho tờ “Tân Hoa Nhật báo”, ngay lập tức tiếng vang đã rộn cả Trùng Khành và trùm khắp khu vực thống trị của QDĐ. Nhiều tay bút cự phách như Liễu Á Tử, Thiệu Lực Tử đều phải cúi đầu công nhận lời văn của mao Trạch Đông thật là tuyệt tác, vừa hào hùng bao la, vừa tỏ vẻ khí phách đế vương. Nhờ bài từ này mà Mao đã khiến Tưởng ủy viên trưởng phải gườm lời, nể mặt. 47 năm sau, khi Hồ KIều Mộc lâm bệnh sắp rời nhân thế, một người bạn hỏi ông, có cần phải thanh minh về quyền tác giả của áng văn tuyệt tác ấy hay không, Hồ chỉ cười mà không đáp, hoặc đồng ý hoặc phản đối, vị “tú tài” của ĐCS đã mang thao một nghi án xuống dưới suối vàng.
            Mùa thu năm 1946, hai đảng Quốc-Cộng mỗi bên mỗi ý, hợp tác phân liệt, nội chiến xảy ra trên phạm vi toàn quốc, bắt đầu từ 3 tỉnh Đông Bắc. Sau đó chẳng bao lâu Hồ Tôn Nam-trực hệ tinh nhuệ của Tưởng Giới Thạch-cầm đầu 20 vạn hùng binh tấn công vào Hồng Đô Diên An. Mao Trạch Đông đã nhanh chóng trổi tài thao lược, chia cơ quan Trung ương thành hai bộ phận, giao cho Lưu Thiếu Kỳ và Chu Đức tổ chức “Ủy ban công tác Trung ương” do Lưu làm bí thư, vượt sông Hoàng Hà tiến sang địa phận tỉnh Hà Bắc lập khu căn cứ Ký Trung (Ký là tên gọi tắt tỉnh Hà Bắc-ND) và hình thành nân một nội các “ma” ở đó, chuẩn bị cho cướp chính quyền cả nước. Bộ phận thứ hai do bản thân Mao Trạch Đông lãnh đạo, cùng với Chu Ân Lai, Nhiệm Bật Thời, Bành Đức Hoài ở Thiểm Bắc, chỉ huy 25 vạn Hồng quân quần thảo với Hồ Tôn Nam, đồng thời điều khiển từ xa các chiến trường khác.
            Mao Trạch Đông tự biết rằng, từ sau lần thứ nhất và thứ hai phản tiễu ở Tĩnh Cương Sơn, ông chỉ mới chỉ huy một vài chiến dịch nhỏ trên dặm đường vạn lý trường chinh mà thôi. 10 năm nay về Diên An, Mao đều đánh giặc trên giấy, hầu hết thời gian đã sử dụng cho cuộc đấu tranh nội bộ, thành toán các phe phái và xác định quyền lực trong Đảng, nên chưa cầm quân đánh nhau lần nào cả. Giờ đây Tưởng hạ lệnh Hồ Tôn Nam tấn công Diên An, vận mệnh của ĐCS, của Mao sẽ được quyết định trong trận sống mái này, vì vậy Mao không thể không xuất tướng.
            Mao Trạch Đông chủ trương lập nghiệp từ họng súng và đây là cơ hội hiếm có để ông nắm các lộ quân của ĐCS, từ đó mà củng cố địa vi lãnh tụ trong Đảng. Mao để Chu Ân Lai bên cạnh mình như một tham mưu trưởng bởiChu là nười lâu nay phụ trách hệ thống tình báo quân sự, đặc công đỏ của Chu có thể luồn sâu vào các cơ quan cơ yếu của QDĐ, không có Chu chỉ huy đều bất thành. Lý do thứ hai, ngoại trừ Bành Đức Hòa, các tướng lĩnh khác như Lưu Bá Thừa, Đặng Tiểu Bình, Trần Nghị, Lật Du, Lâm Bưu, La Vinh Hoàn, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn đều cùng sinh hoạt một chi bộ với Chu hồi “cần công kiệm học” ở Pháp hoặc ở dưới trướng Chu thời còn trên ghế nhà trường Hoàng Phố.
            Năm 1947, giữa lúc pháo trận âm vang, khói súng mịt mù trên đất Thần Châu (Thần Châu là tên gọi khác về Trugn Quốc-ND), Lưu Thiếu Kỳ vừa qua tuổi 49 đã kết hồn lần thứ năm. Đời vợ đầu của Lưu là Hà Bảo Chân, tiếp theo là một thiếu nữ Nga, rồi Vường Tiền và Lâm Phảng Anh-con gái của Lâm Bá Cừ. Đời vợ thứ năm lần này là Vương Quang Mỹ, nhỏ hơn Lưu Thiếu Kỳ 23 tuổi, sinh viên ưu tú của Đại học Phu Nhân Bắc Bình, đây là lần cưới vợ viên mãn, hạnh phúc nhất của Lưu, bà quả xứng danh bậc hiền nội giúp ông nuôi dạy con cái nên người để ông yên tâm vì sự nghiệp của mình.
            Năm 1948, Quân ủy Trung ương do Mao Trạch Đông đứng đầu và “Ủy ban công tác Trung ương” mà Lưu Thiếu Kỳ thống soái đã hội sư ở khu căn cứ Ký Trung tỉnh Hà Bắc và thế là mọi quyền lãnh đạo Đảng, quân lại thuộc về một tay Mao. Lưu Thiếu Kỳ nhận nhiệm vụ mới, chỉ huy các khu giải phóng tiến hành cải cách ruộng đất và đồng thời phụ trách biên tập và thẩm định bản thảo “Tuyển tập Mao Trạch Đông”. Vấn đề bắt đầu nảy sinh từ đây, bởi đa phần các trước tác không phải do Mao Trạch Đông thân hành chấp bút, mà người khác viết thay, ông chỉ sửa chữa đôi phần. Hai bài quan trọng nhất “Mâu thuẫn luận” và “Thực tiễn luận” là công trình nghiên cứu hợp tác của bốn người: Trương Văn Thiên, Hồ Kiều Mộc, Trần Bá Đạt, Khang Sinh, trong đó Trương và Hồ là chủ lực, Mao Trạch Đông sửa chữa nhỏ 12 chỗ, giấy trắng mực đen còn đó, bản thảo viết tay còn đây, đủ là chứng cớ. Nhưng nếu “Mao tuyển” mà không có hai bài nền móng nêu trên thì sao gọi là tuyển tập được. Lưu Thiếu Kỳ lao tâm khổ tứ, cuối cùng nghĩ ra cách chú thích, rằng hai đồng chí Trương Văn Thiên và Hồ Kiều Mộc đã cùng tham gia soạn thảo, rằng đây là kết tinh trí tuệ tập thể của Trung ương.
            Khi báo cáo với Mao Trạch Đông về phương pháp chú thích chiết trung này, Lưu Thiếu Kỳ đã bị Mao chau mày vặn hỏi, vậy đây là trước tác của ai? Các đồng chí hãy nghĩ lại đi. Tôi chưa hề làm cách mạng với tư cách cá nhân mình, Mao nói, chức Chủ tịch Đảng đây cũng do toàn thể các đồng chí bầu nên, có đúng không? Lưu Thiếu Kỳ đành lòng “đã thương thì phải thương cho trót”, ông sổ toẹt mọi chú thích trong “Mao quyền”, cả bốn tập được nhanh chóng xuất bản, đặt những viên đá nền móng cho “Tư tưởng Mao Trạch Đông”.
            Năm 1956, khi Liên Xô dấy lên phong trào “chống sùng bái cá nhân”, vấn đề “Mao tuyển” ở Trung Quốc được dặt lại, Trung tương giao cho Lục Định Nhất và Khang Sinh chủ trì xử lý. Nhưng Lục và Khang phát hiện bản thảo hai bài “Mâu thuẫn luận” và “Thực tiễn luận” đã không còn nữa, có chăng là bản viết tay ký tên Mao do thư ký của ông sao chép, chứng cứ không có và vấn đề đành dẹp nguyên như cũ.

            Trở lại với tình hình nội chiến, qua hai năm rưỡi đánh nhau, bằng 3 đại chiến dịch “LIêu thẩm”, “Bình Tân” và “Hoài Hải”, ĐCS Trung Quốc đã giành được giang sơn đại lục, định đô tại Bác Kinh, thay đổi quốc hiệu thành “Nước CHND Trung Hoa”. Mao Trạch Đông nhận chức Chủ tịch chính phủ nhân dân Trung ương, còn Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức và Chu Ân Lai là Phó Chủ tịch, trong đó Chu kiêm nhiệm thêm Thủ tướng Quốc vụ viện, quả không hổ danh là một tể tướng hồng triều.
                   (Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét