Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

LƯU THIẾU KỲ& ÂN OÁN TRUNG NAM HẢI-3

3. GIA TRƯỞNG TRUNG NAM HẢI
            Lưu Thiếu Kỳ đứng vững vị trí số 2 trong Đảng và chính quyền, chủ trì công tác thường ngày của Trung ương ĐCS, ông và Chu Đức, trần Vân, Bành Hoài Đức cùng Mao Trạch Đông sinh sống tại Phong Trạch Viên-Trung Nam Hải, còn Chu Ân Lai sống ở Tây Hoa Sảnh, một căn nhà cũ hơn nằm ở phí tây bắc khu vực này. Phong Trạch Viên là nơi mà nhà Thanh trước đây dùng để tết lễ hàng năm, gồm 10 kiến trúc kiểu khuôn viên hợp thành. Mao ở ngôi nhà to rộng khoáng đãng nhất với tên gọi là Khúc Hương Tư Thất, tiếp đến Lưu và cả gia đình ở Phúc Lộc Cư, Chu Đức ở Hải Yên Đường, Bành Đức Hoài ở Vĩnh Phúc Đường. Tất cả tên gọi cũ của các kiến trúc đều giữ nguyên, chỉ có chủ nhân mới mà thôi.
            Phúc Lộc Cư và Cúc Hương Tư Thất cách nhau một bức tường, buổi chiều sau bữa cơm tối, Mao và Lưu thường dạo chơi dưới những hàng liễu ven đường và luôn gặp nhau, họ cùng ngồi hút thuốc lá treenc ác ghế đá, rồi bàn luận nhiều việc lớn của đất nước. Lưu Thiếu Kỳ làm việc cần cù, thanh liêm, nghiêm chỉnh, thiện nghệ tu dưỡng lý luận Mác-Lê, lại có cả phương sách kinh tế trị quốc, vì vậy đã nhanh chóng gây được uy tín trong cơ quan Trung ương ĐCS. Nhưng ông kín đáo xây dựng hẹ thống đảng vụ, đưa các thanh niên cốt cán từng làm việc với nhau ở Cục Hoa Bắc trước đây vào vị trí quan trọng trong Đảng và chính quyền, ví dụ: Bành Chân đảm nhận chức vụ Bí thư kiêm Thị trưởng Bắc Kinh, An Tử Văn-Phó trưởng ban tổ chức Trung ương, Bác Nhất Ba- Phó thủ tướng Quốc vụ viện phụ trách công tác kinh tế tài chính, Lưu Lan Đào-Bí thư Cục Tây Bắc... Thời kỳ đó, Mao Trạch Đông nói đùa, ba ngày mà không học là đuổi không kịp Lưu Thiếu Kỳ.
            Cũng từ những ngày ấy Mao, Lưu bắt đầu có các ý kiến khác nhau về xây dựng kinh tế và củng cố quóc phòng. Từ năm 1946, Lưu Thiếu Kỳ đã đề xuất quan điểm “Tân dân chủ nghĩa tân giai đoạn luận” (bàn về giai đoạn mới của chủ nghĩa dân chủ mới), và được Mao cũng như hội nghị Bộ Chính trị lúc bấy giờ thông qua. Theo Lưu, sau khi giành chính quyền, trọng tâm công tác của Đảng nên từ nông thôn chuyển vào thành thị, chuyển sang kinh tế phồn vinh và phát triển toàn diện sức sản xuất. Đợi tới lúc cơ sở kinh tế vững chắc thì mới tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hòa bình nhằm thay đổi quan hệ sản xuất. Quan điểm của Lưu rất phù hợp với chủ nghĩa Mác, nhưng rất tiếc trong Đảng đã xuất hiện những ý kiến tương phản, thể như “Bần cùng cách mạng luận”, “Bạo lực vạn năng luận”, nên ông không có điều kiện thực hiện ý tượng của mình.
            Thoạt đầu, Lưu Thiếu Kỳ chủ trương “Giai đoạn mới”, hòa hoãn từng bước xây dựng nước nhà, khuyến khích thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thành phố cũng như kinh tế phú nông ở nông thôn. Mùa đông năm 1949, khi về Thiên Tân, quê hương của phu nhân Vương Quang Mỹ, lúc gặp gỡ các nghiệp chủ công thương gia, Lưu Thiếu Kỳ nói: trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi cần khuyến khích các nhà tư bản bóc lột, khuyến khích họ làm ăn có lãi, bởi vì quý ông có được phép bóc lột thì nhà máy mới mở cửa bình thường, công nhân mới có việc làm, có cơm ăn, không thất nghiệp, trật tự thành phố mới ổn định, bình an. Trên cơ sở đó, tôi cho rằng sự bóc lột của nhà tư bản không những vô tội mà còn có công nữa.
            Những lời nói của Lưu ở Thiên Tân không lọt nổi tai Mao ngồi tại Bắc Kinh, Mao chau mày, nhà tư sản bóc lột là có công? Thật kỳ quái, chủ nghĩa gì đây, Mã khắc tư hay Ngưu khắc tư? (Mã khắc tư là cách phiên âm tên gọi “Mark” của Trung Quốc, còn “Ngưu khắc tư”, một lối chơi chữ mà Mao muốn ám chỉ Lưu như phường ngựa trâu). Càng làm Mao bực dọc hơn là sau khi Lưu và phu nhân Vương Quang Mỹ xem xong bộ phim “Thanh cung mật sử” do Hồng Kông dàn dựng, Lưu Thiếu Kỳ đã bình luận: phản ảnh sự kiện năm Mậu Tuất, Quang Tự duy tân, phòng ngự ngoại bang là một bộ phim yêu nước. Mao Trạch Đông và đồng chí Giang Thanh cũng xem thử “Thanh cung mật sử”, ông hạ bút biên thư cho các ủy viên Bộ chính trị, tuy khong chỉ đích danh Lưu Thiếu Kỳ vừa khen “Thanh cung mật sử” là bộ phim yêu nước, nhưng Mao khẳng định đó là một sản phẩm bán nước. Lúc bấy giờ, người ta xưng hô Giang Thanh là Mao phu nhân, bởi danh không chính nên ngôn chẳng thuận và do đó dùng đại từ đồng chí là vô thưởng vô phạt.

            Lưu Thiếu Kỳ không giải thích hay tranh luận gì cả, ông tự nhẫn nhục và đó cũng là sự tu dưỡng dày công mà rèn đúc nên tình cách như vậy. Song có điều làm Lưu kinh hãi và thất vọng là Mao đã phớt lờ phương châm “Giai đoạn mới” mà năm 1946 Bộ Chính trị đã từng thông qua, ngược lại có ý thúc đảy chính sách cải tạo chủ nghĩa xã hộ một cách dã man, dùng thủ đoạn chuyên chế để thay đổi quan hệ sản xuất, thay đổi chế độ sở hữu tư liệu sản xuất. Tấn bi kịch lúc này của Lưu là không thể chống đối và cũng bế tắc chẳng có đường ra, đành đi sau Mao, ủng hộ Mao, địa vị mới ổn định, cuộc sống mới bình an. Từ đó, Lưu Thiếu Kỳ chí thú với công việc Đảng vụ, rất ít khi xâm phạm sang lĩnh vực hình thái ý thức, không bàn luận về văn học nghệ thuật nữa. Tuy là Phó chủy tịch quân ủy, nhưng Lưu rất thận trọng trong vấn đề quân đội. Cả hai lĩnh vực trên Mao nắm quyền rất chặt không để Lưu lọt chân vào, nhưng ông vẫn dùng Lưu vào vị trí số 2, ấy là nhằm hạn chế Chu Ân Lai, điều này dễ dàng tra cứu trong “ Tư trị thông giám”, dạy người ta quyền thuật đế vương tay ba.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét